Liệu có nên cho nước ngoài nhận thế chấp BĐS Việt hay không?
Do đó cần phải hướng dẫn để cho phép công ty mua nợ được đăng kí làm bên nhận đảm bảo khi mua nợ hoặc được quyền ủy thác cho một ngân
Các nhà đầu tư nước ngoài đều “lắc đầu” từ chối khi họ không thể mua nợ xấu có tài sản bảo đảm là BĐS mặc dù rất quan tâm tới việc mua lại nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam…
Thị trường BĐS
Có nên sửa luật để xử lý nợ xấu?
Theo quan điểm của đại diện CLB Luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC) tại hội thảo sửa các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh thì các doanh nghiệp nước ngoài đang có nhu cầu muốn mua lại nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, nhưng họ không thể mua nợ xấu có tài sản bảo đảm là BĐS.
Có nên sửa luật?
Luật nhà ở đã cho phép người nước ngoài mua nhà và sở hữu nhà tại Việt Nam nên việc chấp nhận cho nước ngoài thế chấp đối với BĐS tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. Bên cạnh đó, Nghị định 69/2016/ND-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của Chính phủ không quy định về việc chuyển giao tài sản đảm bảo sang cho công ty mua bán nợ. Vì công ty mua bán nợ không phải là tổ chức tín dụng nên không thể nhận thế chấp đối với bất động sản theo Luật Đất Đai và cũng không thể đăng ký thay đổi thế chấp đối với bất động sản. Vì vậy, khi mua một khoản nợ có bảo đảm bằng BĐS công ty mua nợ sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Do đó cần phải hướng dẫn để cho phép công ty mua nợ được đăng kí làm bên nhận đảm bảo khi mua nợ hoặc được quyền ủy thác cho một ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đứng ra nhận quản lý tài sản bảo đảm thay mặt cho công ty kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Trong khi đó, đề nghị sửa đổi Luật Đất đai để cho phép nước ngoài có thể trực tiếp nhận thế chấp đối với bất động sản, hoặc ủy thác cho một ngân hàng tại Việt Nam nhận tài sản bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được thông qua. Trong lúc chờ sửa luật, việc cho phép áp dụng cơ chế ủy thác cho một ngân hàng tại Việt Nam nhận tài sản bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mua bán nợ thành lập tại Việt Nam là có thể được Chính phủ đồng ý.
Có nên nới lỏng điều kiện đầu tư?
Luật Các tổ chức tín dụng theo điều 20.2 có nêu rõ chỉ có tổ chức tín dụng nước ngoài mới được tham gia thành lập một tổ chức tín dụng liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại khoản 2, điều 10 của Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ có quy định tiêu chuẩn làm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong tổ chức tín dụng Việt Nam như sau: “Là ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài, công ty cho thuê tài chính nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính. Công ty tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty tài chính Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty cho thuê tài chính Việt Nam”.
Theo đại diện VBLC, các quy định nói trên quá chặt chẽ và không phù hợp với thông lệ quốc tế. VBLC cũng đưa ra đề nghị sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định 01/2014/NĐ-CP để cho phép một tổ chức tín dụng nước ngoài có thể ủy quyền cho một công ty con có chức năng đầu tư để thành lập một tổ chức tín dụng tại Việt Nam hoặc mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được thông qua.
Leave a Reply